Theo dự thảo thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử (HĐĐT) vừa được Bộ Tài chính hoàn thiện lấy ý kiến, trường hợp doanh nghiệp (DN) có rủi ro về thuế sẽ không được sử dụng HĐĐT thông thường, mà phải chuyển sang sử dụng hóa đơn có mã xác thực của cơ quan thuế.
Doanh nghiệp thuộc diện rủi ro về thuế phải sử dụng Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế. Cụ thể được trình bày tại bài viết dưới đây!
>> Hoá đơn điện tử xác thực là gì? Đối tượng, điều kiện và lợi ích sử dụng của Hóa đơn điện tử xác thực
>> So sánh Hóa đơn điện tử xác thực và Hóa đơn thường
>> 100% Doanh nghiệp tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và các đô thị lớn phải hoàn thành triển khai Hóa đơn điện tử năm 2019
>> Hướng dẫn đăng ký Hóa đơn điện tử có mã xác thực
>> Đơn vị cung cấp Hóa đơn điện tử tốt nhất
1. Một số trường hợp Hoá đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số người bán
Theo dự thảo thông tư, khi tạo Hóa đơn điện tử (HĐĐT), DN, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, kể cả tạo logo, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo. Các thông tin tạo thêm phải đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành, không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn.
Để đảm bảo đơn giản hóa các nội dung trên Hoá đơn điện tử, trong một số trường hợp, hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc.
Cụ thể, đối với một số ngành nghề đặc thù có cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng là cá nhân, hộ gia đình như dịch vụ y tế, bán lẻ thuốc tân dược, ngân hàng, điện sinh hoạt, nước sạch, viễn thông, bảo hiểm, vận tải, siêu thị, xăng dầu thì HĐĐT không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung quy định (tên loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán; tên, địa chỉ của người mua).
Riêng đối với HĐĐT bán xăng dầu, HĐĐT siêu thị, HĐĐT vận tải, vé xem phim, trông giữ phương tiện vận tải thì không nhất thiết có tên, địa chỉ người mua là người tiêu dùng cuối cùng.
Đối với Hoá đơn điện tử trông giữ phương tiện vận tải, ghi cụ thể biển số phương tiện vận tải, thời gian trông; tên hàng hóa, dịch vụ, thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT trong trường hợp là hóa đơn GTGT.
Về chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, dự thảo thông tư hướng dẫn như sau:
Trường hợp cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế thì trên HĐĐT không có các chỉ tiêu bắt buộc như địa chỉ, mã số thuế người mua, chữ ký điện tử của người bán và người mua, số lượng, đơn vị tính, thuế suất thuế GTGT, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn.
Đối với tem, vé, thẻ điện tử không nhất thiết phải có chữ ký của người bán, tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua. Các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Doanh nghiệp có rủi ro phải chuyển sang Hóa đơn điện tử có mã xác thực
Theo dự thảo thông tư hướng dẫn, DN kinh doanh ở các lĩnh vực như:
Điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại và các DN, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hoá đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu HĐĐT, lưu trữ dữ liệu HĐĐT theo quy định, đảm bảo việc truyền dữ liệu HĐĐT đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Đồng thời, dự thảo thông tư cũng quy định 2 trường hợp rủi ro cao về thuế phải sử dụng Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Cụ thể:
• Trường hợp thứ nhất là DN đang sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế có hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn để trốn thuế, gian lận thuế và bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế; DN được cơ quan có liên quan (Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Công an và các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật) thông báo cho cơ quan thuế nơi DN đóng trụ sở về việc có hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Thời điểm không được sử dụng HĐĐT không mã của DN được tính từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế có hiệu lực thi hành. Khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế, cơ quan thuế ghi rõ tại quyết định xử phạt thời điểm DN không được sử dụng hóa đơn không mã mà phải chuyển sang sử dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế.
• Trường hợp thứ 2 là DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc các trường hợp rủi ro theo tiêu chí đánh giá rủi ro của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
3. Công bố Doanh nghiệp thuộc diện rủi ro vào ngày 15 hàng tháng
Vào ngày 15 hàng tháng, cục trưởng cục thuế ban hành quyết định kèm theo danh sách DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc loại rủi ro cao về thuế phải chuyển sang sử dụng HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế.
DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thực hiện áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế trong 24 tháng hoạt động liên tục. Sau thời gian 24 tháng sẽ được chuyển sang sử dụng HĐĐT không mã nếu được cơ quan thuế xác định không thuộc trường hợp rủi ro, đáp ứng được điều kiện sử dụng HĐĐT không mã, và có đề nghị thay đổi thông tin sử dụng HĐĐT.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm Hóa đơn điện tử hỗ trợ doanh nghiệp phát hành hóa đơn thay vì những bước thủ công tại trang của Tổng Cục Thuế. Mỗi phần mềm lại có ưu nhược điểm và tính năng khác nhau. Doanh nghiệp cần lựa chọn và cân nhắc kỹ các phương án phù hợp với Doanh nghiệp của mình.
Doanh nghiệp tham khảo lựa chọn phần mềm Hóa đơn điện tử vnetinvoice.vn của đơn vị cung cấp hàng đầu MISA để việc xác thực hóa đơn điện tử nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng nhất.
vnetinvoice.vn – Giải pháp hóa đơn điện tử đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công công nghệ Blockchain
vnetinvoice.vn là phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ hóa đơn theo đúng Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC,… Người mua tức thời nhận được hóa đơn điện tử qua Email, tra cứu hóa đơn mọi lúc, mọi nơi qua Internet.
• Sẵn sàng kết nối với mọi phần mềm: Kế toán, Bán hàng và các phần mềm quản trị khác để phát hành hóa đơn điện tử.
• Phần mềm hóa đơn điện tử duy nhất tại Việt Nam ứng dụng công nghệ Blockchain giúp chống làm giả hóa đơn.
• Xuất hóa đơn ngay trên phần mềm kế toán MISA và tự động hạch toán doanh thu
• Tự thiết kế mẫu hóa đơn điện tử theo nhu cầu
• Tự động lập tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn để kê khai thuế qua mạng
• Tra cứu hóa đơn mọi lúc, mọi nơi qua Mobile, đảm bảo lưu trữ hóa đơn an toàn trong 10 năm